CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG II TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

     Ngày 19 tháng 7 năm 2018, Chi cục Kiểm lâm vùng II tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.  Tham dự Hội nghị gồm có đồng chí: Lê Duy Hượng – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng II, cùng toàn thể ban lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động thuộc Chi cục.

Thay mặt lãnh đạo Chi cục, Đồng chí  Lê Duy Hượng – Chi cục trưởng báo cáo tóm tắt kết quả công tác trong 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018; đồng thời ghi nhận kết quả hoạt động của các Phòng, Đội trong thời gian qua, đã chủ động triển khai nhiệm vụ kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong toàn vùng. Với một số hoạt động trọng tâm:

- Xây dựng Phương án bảo vệ rừng, PCCCR: Để chủ động trong công tác PCCCR, ngay từ đầu năm 2018 Chi cục Kiểm lâm vùng II đã xây dựng Phương án bảo vệ rừng, PCCCR năm 2018 và được Cục Kiểm lâm phê duyệt tại Quyết định số 14/QĐ-KL-QLR ngày 16 tháng 01 năm 2018. Trên cơ sở Phương án đã được phê duyệt, Chi cục đã giao nhiệm vụ cho các Phòng, Đội tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng, PCCCR nhằm hạn chế cháy rừng, phá rừng xảy ra tại các địa phương.

- Tham mưu cho Cục Kiểm lâm ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác BVR& PCCCR, công tác quản lý lâm sản tại các địa phương trong vùng, như: tham mưu cho Cục Kiểm lâm thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý BVR tại huyện Hướng Hóa, Đắkrông, tỉnh Quảng Trị... Chi cục Kiểm lâm vùng II đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc theo thẩm quyền gửi các Chi cục Kiểm lâm trong vùng tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018 cụ thể các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; thực hiện chế độ báo cáo; rà soát các vùng trọng điểm cháy.

- Cập nhật số liệu, theo dõi diễn biến thời tiết, để dự báo, cảnh báo sớm nguy cơ cháy rừng. Hệ thống phần mềm cảnh báo chuyển tới 12 Chi cục Kiểm lâm và 102 Hạt Kiểm lâm trên địa bàn thuộc khu vực khi dự báo cháy rừng hàng ngày từ cấp III trở lên và dự báo cháy rừng 7 ngày, đồng thời gửi đề nghị các đơn vị tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp PCCCR.

- Thường trực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ theo kế hoạch hàng tháng. Khi có dự báo cháy rừng từ cấp IV trở lên tổ chức thường trực sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng tại đơn vị.

- Phối hợp với Chi cục kiểm lâm các tỉnh trong vùng theo dõi, cập nhật và tổng hợp số liệu thông tin, tình hình quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, số liệu các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng từ các Chi cục Kiểm lâm. Thường xuyên theo dõi trên Website cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm, đề nghị Chi cục Kiểm lâm các tỉnh xác minh nhằm phát hiện sớm các vụ cháy rừng trên địa bàn để có biện pháp chữa cháy rừng kịp thời. Phối hợp với Chi cục kiểm lâm các tỉnh trong vùng xác minh thông tin về cháy rừng, phá rừng, tổng hợp tình hình, báo cáo đột xuất diễn biến về các vụ cháy rừng, phá rưng, báo cáo định kỳ theo tuần, theo tháng về Cục kiểm lâm.

- Phối hợp với Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Cục Kiểm lâm kiểm tra tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn huyện ĐăKrông, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.

- Phối hợp VQG Bạch Mã, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế tổ chức truy quét, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn VQG Bạch Mã và các vùng giáp ranh.

- Kiểm tra các hoạt động về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản. Chủ động phối hợp với kiểm lâm các địa phương trong vùng thực hiện công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng ngay tại cơ sở; đã triển khai 8 đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn công tác bảo vệ rừng và PCCCR, 6 đợt kiểm tra đột xuất tại các tụ điểm buôn bán vận chuyển lâm sản bất hợp pháp và phá rừng.

- Triển khai công tác tập huấn, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa phương, tổ chức các đợt tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho lực lượng bảo vệ rừng và nhân dân nhằm nâng cao ý thức, hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Duy Hượng đã đánh giá cao kết quả công tác của các Phòng, Đội .Trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình vi phạm các quy định nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở các địa phương trong vùng vẫn xảy ra, tập trung chủ yếu là rừng tự nhiên; đặc biệt tình trạng phá rừng còn xảy ra tại một số địa phương như: Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Hà Tĩnh. Nhìn chung, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại các tỉnh trên địa bàn đã từng bước được quan tâm chú trọng; trách nhiệm quản lý và nhận thức của các cấp chính quyền cơ sở và chủ rừng ngày càng được nâng cao; đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng từng bước được quan tâm hơn, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp địa phương cũng đã tích cực triển khai thực hiện, cụ thể hóa bằng các Nghị quyết chuyên đề, Chỉ thị trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Ban bí thư, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc triển khai các biện pháp BVR và PCCCR. Do vậy, về cơ bản rừng đã và đang được quản lý, bảo vệ hiệu quả; tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, tình trạng phá rừng trên quy mô lớn được kiềm chế.  Đồng thời, chỉ đạo Chi cục cần triển khai ngay một số công việc sau thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm:

- Thường xuyên phối hợp cập nhật thông tin, diễn biến để phát hiện sớm các vụ cháy rừng, xác minh tình hình; kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ các địa phương, chủ rừng trong việc phòng cháy chữa cháy rừng; duy trì hệ thống cảnh báo nguy cơ cháy rừng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng cho các Hạt Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm khi cấp dự báo từ cấp III trở lên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc bảo vệ rừng và PCCCR của kiểm lâm địa phương, chủ rừng trong vùng; theo dõi thông tin, cập nhật chính xác, xác minh kịp thời về hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR; các hoạt động chế biến gỗ và lâm sản, những địa bàn thường xuất hiện điểm nóng về hoạt động này; công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác. Chủ động tổ chức kiểm tra, nắm bắt thông tin về các điểm nóng trong công tác quản lý BVR, PCCCR; thông tin, báo cáo kịp thời về Cục Kiểm lâm xin ý kiến chỉ đạo.

- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa phương và các lực lượng bảo vệ rừng và quần chúng nhân dân.

- Tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng; xây dựng phương án, tăng cường thường trực, ứng trực hỗ trợ lực lượng, phương tiện, thiết bị cho các vùng trọng điểm về công tác BVR-PCCCR. Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng, sẵn sàng cơ động khi có lệnh huy động, phát huy hiệu quả các loại phương tiện, thiết bị.

Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ của Chi cục Kiểm lâm vùng II phải đổi mới tư duy, nhận thức đầy đủ, toàn diện về nhiệm vụ chính trị hiện nay của Chi cục; chấn chỉnh tác phong, nề nếp kỷ cương trong cơ quan và tinh thần trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức và người lao động trong thực thi nhiệm vụ./.

                                      

Trao Bằng khen Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho cá nhân xuất xắc

                                      

Trao Giấy khen Tổng cục trưởng cho cá nhân xuất sắc

                                     

Trao Giấy khen Công đoàn Bộ NNPTNT cho đoàn viên công đoàn xuất sắc

Thống kê website

Lượt truy cập: 245242

Đang online: 4

Ngày hôm qua: 224