Chức năng nhiệm vụ
Vị trí, chức năng, nhiệm vu và quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm vùng II
I. Vị trí và chức năng
- Chi cục Kiểm lâm vùng II là tổ chức trực thuộc Cục Kiểm lâm, thực hiện chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi quản lý của Cục hoặc theo phân cấp và ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho Cục trưởng Cục Kiếm lâm.
- Phạm vi hoạt động của Chi cục Kiểm lâm vùng II gồm 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Chi cục Kiểm lâm vùng II là đơn vị hành chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do Ngân sách nhà nước cấp.
- Trụ sở Chi cục Kiểm lâm vùng II đặt tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án, phương án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi của Chi cục.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
- Kiểm tra, xử lý kịp thời các thông tin tại vùng trọng điểm và các điểm nóng về phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
đ) Hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tiêu cực và chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của lực lượng kiểm lâm theo phân công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm
e.Thống nhất quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
g) Thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực trong lực lượng kiểm lâm theo phân công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
2.Thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi của Chi cục
- Về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, phương án về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thông tin, cảnh báo, dự báo, nguy cơ cháy rừng và theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Kiểm tra các hoạt động về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản theo quy định;
- Thẩm định các phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng của kiểm lâm địa phương trình cấp có thấm quyền phê duyệt theo sự phân công của Cục trưởng Cục Kiếm lâm;
- Đánh giá thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra ở địa phương thuộc phạm vi quản lý theo sự phận công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
- Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật thực hiện công tác phòng, trừ sinh vật hại rừng trong vùng được giao quản lý.
b.Về quản lý rừng:
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quản lý nương rẫy, sử dụng đất lâm nghiệp và cập nhật diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn quản lý;
- Thống kê, thu thập, quản lý cơ sở dữ liệu về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;
c.Về phát triển rừng:
- Tham gia việc thực hiện quy chế quản lý giống, kiểm nghiệm chất lượng, khảo cứu, thực nghiệm giống cây lâm nghiệp mới;
- Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng thuộc phạm vi quản lý của Chi cục;
- Tham gia kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các chương trình, đê án, dự án và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp do các đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp triển khai theo sự chỉ đạo của Cục Kiểm lâm.
d.Xử lý hoặc tham gia xử lý vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản theo thẩm quyền và quy định cua pháp 'luật.
đ) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
e.Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động gây nuôi, trồng cấy động vật, thực vật rùng trên địa bản quản lý theo quy định.
3.Phối hợp với các đơn vị có liên quan và kiểm lâm địa phương thực hiện công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phát triển sản xuất lâm nghiệp:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản và phát triển sản xuất lâm nghiệp.
b.Thực hiện hoặc phối hợp kiểm tra, truy quét các trọng điểm, điểm nóng vê phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật theo sự phân công của Cục trưởng hoặc theo đề nghị của kiểm lâm địa phương.
c.Thường trực về lực lượng, phương tiện, thiết bị chuyên dùng và sẵn sàng cơ động chữa cháỵ rừng thuộc phạm vi quản lý hoặc khi có lệnh điều động của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
4.Thực hiện huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành:
a. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.
b.Tham gia phối hợp với các đơn vị có liên quan và kiểm lâm địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cho các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.
5. Tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quản lý bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn quản lý.
6. Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ.
a) Thực hiện các đề tài, dự án về ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn quản lý
b) Tham gia các chương trình, dự án do quốc tế tài trợ và các hoạt động hợp tác quốc tế khác theo sự phân công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
7.Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý của Chi Cục Kiểm lâm vùng theo kế hoạch cải cách của Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
8.Xây dựng, trình Cục trưởng Cục Kiểm lâm đề án vị trí việc làm, cơ cấu số lượng công chức, viên chức; quản lý công chức, viên chức, đào tạo, bồi dưỡng và hồ sơ theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương, khen thưởng ky luạt theo phân cấp của Cục trưởng và các quy định hiện hành cua Nhà nước.
9. Quản lý tài chính, tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật; thực hành tiêt kiệm, phòng chông lãng phí, phòng chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy đính cua Nhà nước.
10. Dịch vụ công:
a) Tư vấn đầu tư, dich vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.
b) Sản xuất, cung ứng giống các loài động vật, thực vật rừng theo quy định.
c) Cung ứng các loại công cụ, trang thiết bị chuyên dùng về bảo vệ rừng phòng cháy và chữa cháy rừng.
11. Tổng hợp, báo cáo định kỳ va đột xuất về kết quả thưc hiện nhiệm vụ của Chi cục.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.